thành lập công ty, dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập công ty

Theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nếu bán hàng mà không xuất hóa đơn, bạn có thể bị xử phạt như sau: 

 

  • Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định

 

  • Nếu hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt sẽ tăng lên:
    • Phạt tiền 01 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận: áp dụng cho vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên.
    •  
    • Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn: áp dụng cho vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
  •  
    • Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn: áp dụng cho vi phạm lần thứ hai không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
  •  
    • Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn: áp dụng cho vi phạm lần thứ hai có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba không có tình tiết giảm nhẹ.
    •  
    • Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn.
    •  

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không cần phải xuất hóa đơn khi bán hàng.(Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.)

Ví dụ, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Ngoài ra, theo Điều 17 Nghị định 125/2020 NĐ-CP quy định hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lý như sau:

Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;

c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.

2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

 

Tab liên quan: - Xuất hóa đơn sai thời điểm bị phạt như thế nào?

Nội dung liên quan

Xuất hóa đơn sai thời điểm bị phạt như thế nào?

Căn cứ vào Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP, việc xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn. Dưới đây là mức phạt cụ thể:

Xem chi tiết

Cách xác định nguyên giá TSCĐ theo chuẩn mực kế toán

Những quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định được chuẩn hóa trong các chuẩn mực kế toán. Cụ thể như chuẩn mực kế toán 03 về Tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực 04 về tài sản cố định vô hình, chuẩn mực 06 về thuê tài sản và các thông tư hướng dẫn. Đó là các quy định về tiêu chuẩn là Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, vô hình, thời điểm ghi nhận...

Xem chi tiết

Bán hàng mà không xuất hóa đơn thì bị phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu bán hàng mà không xuất hóa đơn, bạn có thể bị xử phạt như sau:

Xem chi tiết

Nghị định 94/2023/NĐ-CP chính thức giảm 2% thuế GTGT 2024 đến hết ngày 30/6/2024? Hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2024?

Nghị định 94/2023/NĐ-CP chính thức giảm 2% thuế GTGT 2024 đến hết ngày 30/6/2024? Hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2024 là gì?

Xem chi tiết

call 0932615663