thành lập công ty, dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập công ty

Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn.

 

Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ
 

- Hóa đơn, chứng từ giả;

- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;

- Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

- Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

- Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

- Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ;

- Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định.

 

(Hiện hành Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng).

(Hiện hành quy định sử dụng bất hợp pháp hoá đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020.

 

 

Theo quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Theo quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

 

Việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp có thể dẫn đến các biện pháp chế tài nghiêm khắc từ cơ quan chức năng. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc cao hơn, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm đủ nghiêm trọng. Các hình thức vi phạm bao gồm việc sử dụng hoá đơn giả, không có hóa đơn trong giao dịch, hoặc không thực hiện đăng ký sử dụng hoá đơn.

Người sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cần phải lưu ý rằng ngoài việc phải nộp phạt, họ cũng có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc mất uy tín trong kinh doanh. Để tránh rắc rối pháp lý, người kinh doanh nên tuân thủ các quy định về hóa đơn, chứng từ và thuế.

Hãy đảm bảo bạn kiểm tra thông tin và quy định hiện hành liên quan đến việc sử dụng hóa đơn để tuân thủ đúng luật

 

Nội dung liên quan

Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu.

Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đang là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Phòng Hỗ trợ Doanh Nghiệp xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Xem chi tiết

Mức phạt đối với Cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Mức phạt đối với Cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Xem chi tiết

Có phải đăng bố cáo doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh?

Có phải đăng bố cáo doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh?

Xem chi tiết

Hành vi mua hàng hóa, dịch vụ mà không thanh toán thì bị phạt như thế nào?

Hành vi mua hàng hóa, dịch vụ mà không thanh toán thì sẻ bị xử phạt theo các điều khoản hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Xem chi tiết

call 0932615663