thành lập công ty, dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập công ty

Các bước thành lập công ty theo quy định mới nhất

Năm 2020 đã có những uy định mới trong quy trình thành lập công ty, dưới đây là các bước trong quy trình mới đó:


Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để làm thủ tục mở công ty

Để làm thủ tục mở công ty theo quy định mới, quý khách cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin sau đây.

Chọn tên công ty

Bước đầu tiên trong thủ tục thành lập công ty đó là bạn cần chọn được tên cho công ty, doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập.

  • Tên của công ty phải có 2 thành tố: loại hình công ty và tên riêng.
  • Tên công ty/doanh nghiệp không được trùng lặp hoặc nhầm lẫn với những công ty/doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. (Bao gồm những doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh hoặc vị trí địa lý khác nhau).

Quý khách hàng có thể tra cứu tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn.

Xác định loại hình công ty

Lựa chọn loại hình cho công ty

Lựa chọn loại hình cho công ty

Hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận:

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên;
  • Công ty Cổ Phần;
  • Công ty Doanh Nghiệp Tư Nhân.

Mỗi loại hình công ty đều có ưu điểm và hạn chế riêng, do đó, quý khách cần nắm rõ những đặc điểm của từng loại để lựa chọn loại hình phù hợp nhất với mục đích ban đầu của mình khi mở công ty.

Chọn địa chỉ thành lập công ty

Xác định địa chỉ đặt trụ sở chính cho doanh nghiệp

Xác định địa chỉ đặt trụ sở chính cho doanh nghiệp

Căn cứ Điều 43, Luật doanh nghiệp năm 2014: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, địa chỉ được xác định gồm Số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố; đường hoặc thôn, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…”

 

Căn cứ theo quy định của Luật nhà ở năm 2014“Trụ sở của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể, trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.”


Xác định ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ

Xác định mục đích làm thủ tục thành lập công ty theo ngành nghề nào? Lĩnh vực của hoạt động kinh doanh là gì? Hoạt động với quy mô lớn nhỏ như thế nào? Để từ đó xác định được vốn điều lệ cần có để mở công ty.


Xác định người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật là chủ sở hữu công ty, người chịu trách nhiệm trước pháp luật với chức danh là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.



Bước 2: Tiến hành làm thủ tục thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?



Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Công ty M.O Việt Nam sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ bắt buộc sau: giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; dự thảo điều lệ công ty; danh sách các cổ đông cũng như các thành viên sáng lập; giấy tờ chứng thực; văn bản xác nhận vốn; chứng chỉ hành nghề.

Sau đó nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (cần có giấy ủy quyền nếu có người đi thay) hoặc có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập lên Sở đầu tư. Sau thời gian 5 ngày, sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty.


Bước 3: Làm con dấu – khắc mộc dấu cho công ty

Làm con dấu khắc mộc dấu cho công ty mới thành lập

Làm con dấu khắc mộc dấu cho công ty mới thành lập

Sau khi hoàn thành bước 3, đã có giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty, đơn vị sẽ mang giấy này lên cơ quan chức năng để làm con dấu công ty.

Cơ quan công an tỉnh, thành phố kiểm tra và trả con dấu.

Người đại diện đến nhận con dấu phải xuất trình CMND, giấy chứng nhận thành lập công ty ( bản gốc). Đến đây, bạn gần như đã hoàn tất quy trình thành lập công ty.


Bước 4. Hoàn thành thủ tục mở công ty

Sau khi hoàn thành các bước trên, các bước sau khi thành lập cần phải làm là:

Tiến hành khai thuế → đăng ký thuế qua mạng điện tử → nộp tờ khai và thuế môn bài → nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) → làm thủ tục mua, in hóa đơn treo hoặc dán mẫu hóa đơn liên 2 lên trụ sở công ty và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh.


Hồ sơ đăng ký thành lập công ty 2020 gồm những gì?

Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì?

Cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào để tiến hành làm thủ tục mở công ty

Hồ sơ để làm thủ tục thành lập công ty theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty soạn theo mẫu có sẵn;
  • Danh sách các cổ đông, thành viên những người góp vốn thành lập công ty;
  • Giấy ủy quyền dành cho người đi nộp hồ sơ.
  • Các giấy tờ liên quan: CMND, Căn cước công dân, hộ chiếu được sao y chứng thực ( không quá 6 tháng).
  • Mục lục, bìa hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ, thời gian giải quyết và lệ phí

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ, giải quyết hồ sơ và nộp lệ phí.

Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hiện nay, hầu hết các tỉnh thành đều nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng. Cụ thể như các tỉnh, thành phố lớn: TPHCM, Hà Nội, Bình Dương.

Cách nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng:

  • Truy cập vào đường link: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ để đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia;
  • Tạo hồ sơ và có đầy đủ chữ ký, họ tên trong hồ sơ;
  • Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
  • Scan và tải tài liệu đính kèm;
  • Ký xác thực và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Nhận kết quả hồ sơ nộp qua mạng

Theo quy định, sau 3 ngày làm việc sẽ có thông báo phản hồi về hồ sơ qua email.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì nộp lại hồ sơ đầy đủ qua mạng tại Sở KH&ĐT để nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 1 ngày sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoàn chỉnh. Sau khi chỉnh sửa và bổ sung xong, nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT.

Các loại phí phải nộp nhà nước

  • Lệ phí thành lập công ty: 200.000 đồng.
  • Phí đăng công bố thành lập công ty: 100.000 đồng;
  • Phí khắc dấu tròn pháp lý: 450.000 đồng.

Những lưu ý khi làm thủ tục thành lập công ty nhanh

Một số vấn đề cần lưu ý khi làm thủ tục thành lập công ty

Một số vấn đề cần lưu ý trong các bước thành lập công ty nhanh

Quy trình thủ tục thành lập công ty nhanh chưa bao giờ là dễ dàng, đơn giản. Lựa chọn dịch vụ là một nước đi đúng đắn bởi có quá nhiều thủ tục mở công ty bạn cần quan tâm. Trên hết, bạn sẽ cần nhân viên tư vấn vì có rất nhiều điều cần lưu ý bên cạnh các bước thành lập công ty kể trên. Chúng tôi xin tổng hợp sơ lược để bạn có thể tham khảo qua.


Điều kiện về người đăng ký thành lập công ty nhanh, người góp vốn, mua cổ phần

Người này phải thỏa ba điều kiện sau:

  • Có CMND/ Hộ chiếu/ Thẻ Căn cước
  • Đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp (Cán bộ, Công chức, viên chức…)

Tên doanh nghiệp

Tên công ty phải được viết bằng những chữ cái trong bảng chữ cái Latin, có thể gồm cả ký hiệu đặc biệt và chữ số. Cần kết hợp cả hai yếu tố: tiền tố là loại hình doanh nghiệp + hậu tố là tên riêng của doanh nghiệp đó.

Các doanh nghiệp mới thành lập có thể lựa chọn tên dài hơn hoặc tên Tiếng Anh,… để tránh trùng lặp với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước.


Vốn điều lệ

Không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng cần vốn điều lệ tối thiểu. Cụ thể, với các ngành nghề kinh doanh bình thường (hay ngành nghề kinh doanh không điều kiện), thì bạn không cần vốn tối thiểu vẫn có thể hoạt động. Nhưng với những ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định (ngành nghề kinh doanh có điều kiện) thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu tùy ngành. Ví dụ vốn pháp định công ty kiểm toán là 5 tỷ đồng, nếu có ít hơn thì bạn không thể đăng ký được.


Đóng thuế để hoàn tất các bước thành lập công ty

Đây không hẳn là một bước trong thủ tục mở công ty mà là một nhiệm vụ đi sau đó. Yếu tố này cực kỳ quan trọng và bạn tuyệt đối không được bỏ qua, đó là các loại thuế cần đóng theo quy định pháp luật.

Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp

Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp

Tổng cộng có 5 loại thuế, tùy vào loại hình doanh nghiệp để đóng thuế tương ứng:

+ Thuế môn bài là loại thuế công ty cần đóng trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp thành công

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp có năm tài chính khác nhau, bạn sẽ đóng thuế này khi kết thúc năm tài chính

+ Thuế giá trị gia tăng: đóng hàng quý, mỗi doanh nghiệp có quý báo cáo khác nhau

+ Thuế xuất khẩu chỉ dành riêng cho doanh nghiệp xuất khẩu

+ Thuế nhập khẩu chỉ dành riêng cho doanh nghiệp nhập khẩu


Đây là những thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Quý khách hàng đang có nhu cầu , hãy đến với dịch vụ của chúng tôi. dangkykinhdoanh24h.vn đưa ra những giải pháp hay, hiệu quả nhất để Quý khách hàng tìm hiểu.

Quý khách nên lựa chọn dịch vụ  của dangkykinhdoanh24h.vn. Tại đây, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng trong quá trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc lập, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Quý khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian khi tự mình thực hiện.


Mọi thắc mắc xin liên hệ:


PHÒNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP - CTY TNHH M.O VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 22/3 Nguyễn Văn Quá, P Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: 4/15A Đông Hưng Thuận 42, P Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 66 76 82 93   Fax: 028 37 712 310

Website: dangkykinhdoanh24h.vn  - Email: hotrodoanhnghiep.gdt@gmail.commail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/dangkykinhdoanh24/




Nội dung liên quan

Các bước thành lập công ty theo quy định mới nhất

Quy trình thành lập công ty mới nhất năm 2020 gồm những gì? Thủ tục thực hiện bao gồm những bước nào? Công ty TNHH M.O Việt Nam sẽ tư vấn, hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ tục đăng ký thành lập công ty trọn gói từ A-Z trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH SẢN PHẨM

Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song, xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để các thiết bị kỹ thuật số đọc hiểu. Bên dưới mã vạch là một dãy mã số tương ứng để người đọc có thể nhận biết thông tin. Vậy làm sao để đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp?

Xem chi tiết

Hồ sơ công bố sản phẩm

Hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm những gì? Tại sao phải làm công bố sản phẩm? Tổ chức cần công bộ sản phẩm như thế nào? Thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm nghị định 15/2018/nđ-cp thủ tục công bố chất lượng sản phẩm Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm ở đâu Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa Dịch vụ tự công bố sản phẩm Công bố chất lượng sản phẩm là gì Công bố sản phẩm l

Xem chi tiết

Kế hoạch Triển khai công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn trên địa bàn Thành phố

Kế hoạch Triển khai công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Xem chi tiết

CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Đây chính là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Với nạn thực phẩm bẩn nhức nhối, tràn lan khắp thị trường thì việc lựa chọn được đơn vị cung cấp thực phẩm sạch, an toàn là rất cần thiết.

Xem chi tiết

call 0932615663