thành lập công ty, dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập công ty

1. Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế là hành vi vi phạm chính sách thuế của nhà nước thông qua việc chủ thể không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ thuế. Vi phạm hành chính và hình sự theo quy định pháp luật hiện hành

Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định Tội trốn thuế như sau:

2. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng - 1.500.000.000 đồng hoặc sẽ phạt tù từ 1 - 3 năm:

- Phạm tội có tổ chức;

- Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng - dưới 1.000.000.000 đồng;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trốn thuế;

- Phạm tội từ 2 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

3. Nếu phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng - 4.500.000.000 đồng hoặc sẽ phạt tù từ 2 - 7 năm.

4. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt với số tiền từ 20.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại nếu phạm tội quy định tại điều này thì bị xử phạt như sau:

- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 nêu trên mà trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng - dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng - dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều sau: 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng - 1.000.000.000 đồng;

- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, d và đ Khoản 2 Điều này, thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng - 3.000.000.000 đồng;

- Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng - 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng - 3 năm;

- Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động về vốn từ 1 - 3 năm.

Như vậy, theo quy định trên thì đối với người lao động trốn thuế thu nhập cá nhân với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù cao nhất là lên đến 07 năm.

Nội dung liên quan

Cấp chứng nhận HACCP

Chứng nhận HACCP là gì? Giấy chứng nhận HACCP được cấp bởi Tổ chức chứng nhận, là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Và phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP.

Xem chi tiết

Đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định

Đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định

Xem chi tiết

Treo biển quảng cáo không đúng quy định thì bị phạt như thế nào?

Hiện nay, có một số cá nhân, tổ chức treo biển quảng cáo chưa hợp lý, không đúng Quy định hiện hành dẫn đến bị phạt hành chính đáng tiếc. Vậy treo biển quảng cáo như thế nào thì đúng Quy định.

Xem chi tiết

call 0932615663