Chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, bao gồm:
Nếu như chủ thể là cá nhân, công ty Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu. Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Nhãn hiệu dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng tăng mức phí đăng ký.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình trước khi ra thị trường một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp hướng dẫn quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trong năm 2020 như sau:
Quý Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu cho Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Tra cứu sơ bộ miễn phí: Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho khách hàng để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp thông tin.
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp sẽ tư vấn và đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng sau này.
Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu như đã trình bày mục trên).
Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị: 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm.
Thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu thông qua Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp thời gian từ 1-3 ngày làm việc.
Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu
Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký của Quý khách hàng.
Hồ sơ đăng ký logo, nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị
Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm cho Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp như sau:
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Kết quả giai đoạn 1: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Kết quả giai đoạn 2 của đơn đăng ký nhãn hiệu: Chấp nhận đơn hợp lệ
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Kết quả giai đoạn 3: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng
Giai đoạn 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng
Kết quả giai đoạn 4: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp thông báo tới Quý Doanh nghiệp để tiến hành nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giao lại cho khách hàng.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Theo kinh nghiệm của Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp thì thời gian đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ kéo dài khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Quy trình ngắn nhất từ khi hồ sơ hợp lệ
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
PHÒNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP - CTY TNHH M.O VIỆT NAM
Trụ sở chính: Số 22/3 Nguyễn Văn Quá, P Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: 4/15A Đông Hưng Thuận 42, P Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 66 76 82 93 Fax: 028 37 712 310
Website: dangkykinhdoanh24h.vn - Email: hotrodoanhnghiep.gdt@gmail.commail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dangkykinhdoanh24/
Tab hữu ích:
Xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm