- Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận - huyện vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7g30 - 11g30 và buổi chiều từ 13g00 - 17g00).
* Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận - huyện tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định:
Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận - huyện thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức biết rõ những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
* Bước 4: Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện thẩm tra hồ sơ; kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại).
Kết quả kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu, Ủy ban nhân dân quận - huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt, Ủy ban nhân dân quận - huyện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Bước 5: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận - huyện vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7g30 - 11g30 và buổi chiều từ 13g00 - 17g00).
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận - huyện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Theo mẫu tại phụ lục VI của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
- Bản sao đối chiếu bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu tại phụ lục VII của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp quận - huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm - bản chính (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân quận - huyện
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Lệ phí: Thẩm định: (Bán lẻ) 1.000.000 đồng/ 1lần thẩm định.
: (Sản xuất) 1.500.000 đồng/ 1lần thẩm định.
: Cấp GCN - ATTP: 150.000 đồng/ 1lần cấp
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Theo mẫu tại phụ lục VI của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu tại phụ lục VII của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở có Giấy đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân quận - huyện cấp hoạt động trong lĩnh vực:
+ Sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
+ Sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối, gia vị, đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2012;
- Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về “Kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sảnđủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2013.