thành lập công ty, dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập công ty


Điều kiện để hoàn thuế nhập khẩu theo quy định và hồ sơ hoàn thuế như thế nào?
Đây là câu hỏi mà nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quan tâm. 

Chúng tôi xin được giải đáp như sau:


Cơ sở pháp lý :

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13

Nghị định 134/2016/NĐ - CP

Thông tư 39/2018/TT-BTC

Chuyên viên tư vấn:

Căn cứ Điềm d Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm” được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

1. Điều kiện hoàn thuế nhập khẩu

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ - CP quy định

Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp

Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:

Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;

Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;

Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu.

Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:

Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu;

Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;


Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.

2. Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu

Theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và khoản 63 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định :

- Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

- Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

- Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.

- Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định). Số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện được hoàn thuế phải tương ứng với lượng, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế đã xuất khẩu;

- Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): nộp 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

- Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.

3.Cách tính tiền thuế nhập khẩu được hoàn

Trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm, thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện cấu thành tương ứng với sản phẩm đã xuất khẩu tính trên tổng trị giá các sản phẩm thu được.

Tổng trị giá các sản phẩm thu được là tổng của trị giá sản phẩm xuất khẩu và giá bán sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trị giá sản phẩm xuất khẩu không bao gồm phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện mua tại nội địa cấu thành sản phẩm xuất khẩu.

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây:

Số tiền thuế nhập khẩu (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu

=

Trị giá sản phẩm xuất khẩu

x

Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu

Tổng trị giá các sản phẩm thu được

Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.

4.Trình tự thực hiện kiểm tra:

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho người nộp thuế về việc kiểm tra trước khi hoàn thuế theo mẫu số 21/TBKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, cơ quan hải quan phải ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo mẫu số 22/QĐKT/TXNK và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi quyết định, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Thời gian kiểm tra không quá 05 (năm) ngày làm việc. Trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải công bố quyết định kiểm tra, lập Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu số 23/BBCB/TXNK với đại diện có thẩm quyền của người nộp thuế;

5. Nội dung kiểm tra

Được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây và dừng lại khi có đủ các căn cứ để xác định chính xác số tiền thuế người nộp thuế được hoàn:

Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán, phiếu xuất kho, nhập kho; đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu trên hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan, thông tin trong hồ sơ hoàn thuế với các thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan liên quan đến tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu có số tiền thuế người nộp thuế đề nghị hoàn:

Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì thực hiện kiểm tra nội dung kê khai của người nộp thuế về tỷ lệ khấu hao, cách tính tỷ lệ khấu hao trên sổ sách chứng từ kế toán, phân bổ giá trị hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam;

Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CPnếu kiểm tra lần đầu hoặc chưa có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất phải kiểm tra cơ sở sản xuất, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Kiểm tra sự phù hợp giữa định mức sử dụng thực tế sản xuất ghi trên báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu số 10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ -CP với sổ sách, chứng từ kế toán của người nộp thuế và tài liệu kỹ thuật;


Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất; hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập; hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép, hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo các quy định về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán; đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu trên Hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan và các chương trình quản lý khác có liên quan.

6. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Trường hợp hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ban hành quyết định kiểm tra;

Trường hợp hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 (mười) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế theo quy định tại Điều 143 Thông tư này.

Bộ phận chuyên viên cám ơn Quý Công ty đã gửi câu hỏi. Mọi thắc mắc xin liên hệ:


PHÒNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP - CTY TNHH M.O VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 22/3 Nguyễn Văn Quá, P Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: 4/15A Đông Hưng Thuận 42, P Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 66 76 82 93   Fax: 028 37 712 310

Website: dangkykinhdoanh24h.vn  - Email: hotrodoanhnghiep.gdt@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/dangkykinhdoanh24/









Nội dung liên quan

Mức xử phạt hành vi mua, bán trái phép hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp pháp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi mua, bán trái phép hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết

chuẩn bị hồ sơ như thế nào, làm thủ tục tại đâu, các khoản lệ phí cần nộp

chuẩn bị hồ sơ như thế nào, làm thủ tục tại đâu, các khoản lệ phí cần nộp

Xem chi tiết

Phân biệt sự khác nhau giữa các mặt hàng không chịu thuế và mặt hàng chịu thuế 0%

Thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT là 2 khái niệm rất hay nhầm lẫn, nhất là đối với các bạn kế toán mới ra trường hoặc chưa học qua lớp kê khai thuế

Xem chi tiết

Bán buôn, bán lẻ nông sản thì chịu mức thuế giá trị gia tăng nào?

Các Công ty kinh doanh nông, lâm, thủy sản trong quá trình hoạt dộng đều có mong muốn là mình có cơ chế quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, để hạn chế rủi ro và không bị xử phạt.

Xem chi tiết

call 0932615663