thành lập công ty, dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập công ty

        Kính thưa Quý khách hàng!

Câu hỏi: Hành vi mua hàng hóa, dịch vụ mà không thanh toán thì bị phạt như thế nào? gần đây được nhiều độc giả tìm kiếm và thắc mắc đến Phòng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp. Chúng tôi xin được trả lời như sau:

Hành vi mua hàng hóa, dịch vụ mà không thanh toán là hành vi vi phạm pháp luât. Ngoài các ràng buộc có trong hợp đồng giữa các bên thì hành vi này còn vi phạm pháp luật cụ thể theo pháp luật quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi mua hàng mà không trả tiền có thể được coi là người phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định pháp luật thì Tội này là những tội nghiêm trọng, có thể là hành vi dễ dàng lặp lại trong đời sống, nên cần xử lý thật nghiêm minh để mang tính răng đe cho những người khác.

Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào?

2. Hành vi mua hàng hóa, dịch vụ không trả tiền bị xử phạt thế nào?

2.1. Mức xử phạt hành chính mua hàng không trả tiền?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi mua hàng không trả tiền sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng có kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

2.2. Mức xử lý hình sự mua hàng không trả tiền?

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi mua hàng không trả tiền là Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mức xử phạt được quy định như sau:

"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

Như vậy, hành vi mua hàng mà lợi dụng danh tính, mối thân quen hoặc sự nổi tiếng của bản thân mà không trả tiền người bán sẽ có thể được coi là Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tuy không có hợp đồng mua bán, nhưng trên thực tế dựa vào những tin nhắn và ghi âm điện thoại cùng một số hóa đơn... nếu có thể chứng minh được giữa hai bên thực sự đã có giao kết về việc mua bán tài sản thì vẫn có thể xác định người kia nhận được tài sản dưới hình thức hợp đồng.

3. Khách mua hàng mà không trả tiền có kiện được không?

Theo quy định của Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

"Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.".

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ hành vi mua hàng thì phải trả tiền. Nếu khách hàng có hành vi mua hàng rồi bịa đặt hay có hành vi gian dối để không phải trả tiền là trái quy định pháp luật.

Nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định.

Với hành vi này, người bán có quyền tố giác hành vi này với các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an,... hoặc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật. Căn cư theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Do đó, người bán có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tóm lại: Hành vi mua hàng hóa, dịch vụ(kể cả có hợp đồng hoặc không có hợp đồng mà thông qua tin nhắn, điện thoại) mà không thanh toán là hành vi vi phạm pháp luât

  1. Theo Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng
  2. Nếu bên mua có khả năng trả nhưng cố tình không trả tiền, theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, bên mua có thể bị phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
  3. Trường hợp người mua cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để không phải trả số tiền từ 4 triệu đồng trở lên hoặc đã từng bị xử lý về một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  4. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015 

Để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề tranh chấp hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại

Vui lòng gọi về Hotline: 028 66 76 8293 để được tư vấn kỹ hơn.

Trân trọng!

Nội dung liên quan

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Xem chi tiết

Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu.

Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đang là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Phòng Hỗ trợ Doanh Nghiệp xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Xem chi tiết

Bán buôn, bán lẻ nông sản thì chịu mức thuế giá trị gia tăng nào?

Các Công ty kinh doanh nông, lâm, thủy sản trong quá trình hoạt dộng đều có mong muốn là mình có cơ chế quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, để hạn chế rủi ro và không bị xử phạt.

Xem chi tiết

chuẩn bị hồ sơ như thế nào, làm thủ tục tại đâu, các khoản lệ phí cần nộp

chuẩn bị hồ sơ như thế nào, làm thủ tục tại đâu, các khoản lệ phí cần nộp

Xem chi tiết

call 0932615663