thành lập công ty, dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập công ty

Căn cứ quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC thì quy trình hoàn thuế GTGT thực hiện theo các bước sau đây:

- Bước 1: Người nộp thuế chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT bao gồm Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC và các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế GTGT.

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG MỚI NHẤT (MẪU SỐ 01/HT)

- Bước 2: Người nộp thuế bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT cho cơ quan thuế theo một trong 2 phương thức điện tử hoặc bản giấy.

- Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định.

- Bước 4: Cơ quan thuế tiến hành giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định và xem xét dự thảo Quyết định hoàn thuế.

- Bước 5: Cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế GTGT thực hiện lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định.

- Bước 5: Cơ quan thuế trả kết quả giải quyết hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế.

Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT

Căn cứ Điều 27 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT của Cơ quan thuế như sau:

- Cục Thuế có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với người nộp thuế do Cục Thuế quản lý trực tiếp và người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

Riêng các Cục Thuế thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cục trưởng Cục Thuế có thể phân công cho Chi cục Thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp và thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, bao gồm: phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước hoặc thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; xác định số thuế được hoàn; xác định số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số thuế được hoàn; dự thảo Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có); sau đó Chi cục Thuế chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cục Thuế để tiếp tục thực hiện hoàn thuế theo quy định tại Thông tư này.

- Cục Thuế nơi người nộp thuế khai thuế GTGT của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với dự án đầu tư của người nộp thuế.

- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.

 

Tab liên quan- Điều kiện để được hoàn thuế mới nhất năm 2024

Nội dung liên quan

Xuất hóa đơn sai thời điểm bị phạt như thế nào?

Căn cứ vào Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP, việc xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn. Dưới đây là mức phạt cụ thể:

Xem chi tiết

Nghị định 94/2023/NĐ-CP chính thức giảm 2% thuế GTGT 2024 đến hết ngày 30/6/2024? Hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2024?

Nghị định 94/2023/NĐ-CP chính thức giảm 2% thuế GTGT 2024 đến hết ngày 30/6/2024? Hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2024 là gì?

Xem chi tiết

Cách xác định nguyên giá TSCĐ theo chuẩn mực kế toán

Những quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định được chuẩn hóa trong các chuẩn mực kế toán. Cụ thể như chuẩn mực kế toán 03 về Tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực 04 về tài sản cố định vô hình, chuẩn mực 06 về thuê tài sản và các thông tư hướng dẫn. Đó là các quy định về tiêu chuẩn là Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, vô hình, thời điểm ghi nhận...

Xem chi tiết

call 0932615663