Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì Đối tượng được hoàn thuế GTGT trong một số trường hợp xuất khẩu như sau:
- Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu: là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu;
- Đối với gia công chuyển tiếp: là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài: là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ: là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
Theo Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định về trường hợp, số tiền được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như sau:
- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp:
+ Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý;
+ Trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
- Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Thông tư 80/2021/TT-BTC và Thông tư 13/2023/TT-BTC:
Các trường hợp được hoàn thuế:
Quy trình dịch vụ hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ,
Bước 2: Phân tích và khảo sát thực trạng của doanh nghiệp
Bước 3: Báo giá dịch vụ và ký hợp đồng
Bước 4: Thực hiện hợp đồng:
Giai đoạn 1 – Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế GTGT
Thu thập đầy đủ các loại: hồ sơ pháp lý, hóa đơn chứng từ, hồ sơ Kế toán, các hợp đồng trong nước và xuất khẩu, hồ sơ thanh toán công nợ (chứng từ ngân hàng liên quan)…
Giai đoạn 2 – Kiểm tra và hoàn thiện những hồ sơ
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn đầu vào. Soát xét, Tư vấn điều chỉnh, kiện toàn và hoàn thiện hồ sơ.
Giai đoạn 3- Thay mặt doanh nghiệp giải trình số liệu khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT
Giai đoạn 4- Nhận quyết định hoàn thuế từ cơ quan thuế
CAM KẾT CỦA CHÚNG TÔI
- Tiết kiệm nhất về chi phí
- Theo dõi và đôn đốc cùng Cơ Quan Thuế rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ
- Không phát sinh thêm chi phí dịch vụ
- Chính xác trong hồ sơ
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ TƯ VẤN 028 66 76 8293